Bảo hiểm nông nghiệp là gì?

0
1126
bảo hiểm nông nghiệp
Đánh giá post

Hiện nay, thị trường bảo hiểm tại nước ta rất đa dạng các loại hình sản phẩm, các đối tượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng được mở rộng trên mọi ngành, mọi lĩnh vực và bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được nhiều khách hàng ở khu vực nông thôn quan tâm. Vậy bảo hiểm nông nghiệp là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nội dung cơ bản về bảo hiểm nông nghiệp mà độc giả cần biết.

bảo hiểm nông nghiệp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bảo hiểm, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bảo hiểm nông nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, thì có thể hiểu bảo hiểm nông nghiệp là  một nghiệp vụ thuộc bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo hiểm là những rủi ro có thể phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, cụ thể bao gồm các rủi ro được gắn liền với: vật nuôi, cây trồng, vật tư, nguyên liệu nhà xưởng, hàng hóa…

Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi nhưng lại là một yếu tố có thể quản lí được trong kinh doanh và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp thay đổi hàng năm khác do sự khó đoán định của thời tiết, sâu bệnh và các điều kiện thị trường, chính điều này đã làm giá nông phẩm và hoa lợi biến động. Những thay đổi này làm cho thu nhập của người dân cũng trở nên bấp bênh, không ổn định.

Khi những rủi ro làm giảm đáng kể thu nhập trong ngắn hạn, điều này có thể tác động nghiêm trọng làm cho người nông dân không có khả năng đầu tư cho các biện pháp quản lí rủi ro một cách hiệu quả, đặc biệt khi những biến động này ảnh hưởng đến toàn bộ nền nông nghiệp. Điều này phần nào đã bó buộc người nông dân, làm họ không có điều kiện sản xuất, đa dạng hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.

Do vậy, bảo hiểm nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, hỗ trợ cho người nông dân giảm bớt những thiệt hại mà họ gặp phải khi đối mặt với các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông phẩm. Bảo hiểm nông nghiệp có những vai trò như sau:

– Mang lại lợi ích cho xã hội nhờ bảo hiểm nông nghiệp hỗ trợ góp phần giảm các rủi ro liên quan đến sản xuất kinh doanh nông phẩm mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các vùng nông thôn có thu nhập vừa và thấp nên mức thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định xã hội qua đó tác động tích cực đến nền kinh tế đặc biệt ở các nước nông nghiệp như nước ta.

– Vai trò tiếp theo là đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn, nhờ có bảo hiểm nông nghiệp mà người nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không bị lo lắng bởi nỗi lo nợ nần ngày càng nhiều.

Quy định về hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP năm 2018 quy định: Ngoài các nội dung theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi bổ sung năm 2010, bên khách hàng mua bảo hiểm và bên doanh nghiệp bán bảo hiểm thỏa thuận cụ thể và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp những nội dung sau:

– Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của Công ty, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.

– Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có).

– Cách thức xác định số tiền bảo hiểm.

– Công tác giám định tổn thất; tổ chức, cơ quan giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất.

– Xác định rõ sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào xác nhận hoặc công bố thiên tai, dịch bệnh của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền; những trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, tổ chức, cơ quan xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường.

– Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên khách hàng mua bảo hiểm, khách hàng được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm); thời hạn bồi thường.

– Trách nhiệm của hai bên trong việc kiểm soát rủi ro, đề phòng ngừa, hạn chế tổn thất và phòng, chống những gian lận bảo hiểm.

– Trách nhiệm của bên khách hàng mua bảo hiểm, khách hàng được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình trong quá trình sản xuất nông nghiệp (nếu có).

Bạn có thể tìm đọc những bài viết khác về lĩnh vực Bảo hiểm nông nghiệp ở việt nam

Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp

(i) Trách nhiệm của doanh nghiệp bán bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp tại Điều 12 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP năm 2018 cụ thể như sau:

Giải thích và cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, điều khoản,  quy tắc,  biểu phí bảo hiểm cho bên người mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bán bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khi bên người mua bảo hiểm xác nhận đã hiểu rõ các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, điều khoản, quy tắc, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp.

Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp dựa vào nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự chủ; bảo đảm đúng nguyên tắc số đông bù số ít và chủ động thực hiện chia sẻ, phân tán rủi ro thông qua các phương thức đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm nông nghiệp.

Chủ động thực hiện việc kiểm soát các rủi ro, đề phòng, hạn chế tối đa tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, kịp thời cử nhân viên tiếp cận đối tượng bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng được bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất (nếu có). Chi trả các chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế tổn thất đã xảy ra.

Tiến hành công tác giám định tổn thất nhằm xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất minh bạch, công khai theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và theo quy định của pháp luật. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thu thập công bố, xác nhận của cơ quan chức năng về sự kiện bảo hiểm (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm); tiến hành công tác xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp xác định tổn thất nằm trong trách nhiệm bồi thường, cử nhân viên hướng dẫn khách hàng được bảo hiểm các tài liệu, hồ sơ cần cung cấp để phục vụ công tác giải quyết bồi thường.

Trả tiền bồi thường đầy đủ cho khách hàng được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định của pháp luật.

Thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định của pháp luật.

(ii) Trách nhiệm của bên khách hàng mua bảo hiểm, khách hàng được bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được quy định tại Điều 13 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP năm 2018. Cụ thể như sau:

Bảo đảm có quyền lợi để có thể được bảo hiểm đối với các đối tượng bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Cung cấp trung thực, đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm (bao gồm cả trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại) cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp sau khi đã hiểu đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, điều khoản, quy tắc, biểu phí bảo hiểm do doanh nghiệp bán bảo hiểm giải thích, cung cấp.

Tiến hành chủ động thực hiện kiểm soát các rủi ro, đề phòng, hạn chế tối đa tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm; thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm để hạn chế các tổn thất.

Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bán bảo hiểm trong việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, giải quyết bồi thường.

Thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định của pháp luật.

Xem thêm về Luật bảo hiểm

Khuyến nghị công ty Luật TNHH Everest 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục địch nghiên Cứu khoa học hoặc phố biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhàm mục địch thuơng mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó chỉ có thể là quan điểm cá nhân của nguời viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vẫn đề có liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư ván pháp luật: 1900 6198, Emai: info@everest.org.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here