Tất tần tật về bảo hiểm xã hội bạn cần nắm rõ

0
622
Đánh giá post

Cùng với sự phát triển của xã hội thì Bảo hiểm xã hội không còn xa lạ với mọi người, nó được nhiều người quan tâm đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động. Vậy Bảo hiểm xã hội là gì? Mức đóng Bảo hiểm xã hội ra sao, rồi các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội 2021 có gì thay đổi.

 

 

bảo hiểm xã hội

Tổng quan về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì bảo hiểm xã hội được hiểu như sau: Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm nhằm bảo đảm thay thế hoặc để bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mà họ bị giảm hoặc mất thu nhập do việc ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, hoặc khi hết tuổi lao động hoặc chết.

Bảo hiểm xã hội là sự , điều này sẽ được tính dựa trên cơ sở họ đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hiểu là cơ quan trực thuộc chính phủ nó có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tổ chức việc thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chịu sự quản lý nhà nước cụ thể:  Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ quản lý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Bộ y tế sẽ quản lý về bảo hiểm y tế; Bộ tài chính quản lý về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

Theo quy định tại nghị định 89/2020/NĐ-CP ngày 4/8/2020 của Chính phủ thì Bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chính phủ về quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi đã được phê duyệt.

Tổ chức việc thực hiện chính sách về bảo hiểm

Thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo các quy định của pháp luật

Định kỳ 6 tháng báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Thực hiện các chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội

Qua hơn 30 năm thực hiện Bảo hiểm xã hội đã có rất nhiều văn bản sửa đổi và bổ sung, nhưng kết quả cho thấy Bảo hiểm xã hội ở nước đã có những thành công nhất định và ngày càng phát triển, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, nó giúp cho cuộc sống của người lao động đi vào ổn định, giúp cho nền kinh tế và xã hội của nước ta ngày vững chắc so với các nước trên thế giới.

Bảo hiểm xã hội còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa lớn đối với những người tham gia Bảo hiểm xã hội đó là: cán bộ, công nhân viên chức nhà nước nói chung và những người sử dụng lao động và người lao động nói riêng. Trước hết đối với người lao động là những cán bộ công nhân viên chức nhà nước và người lao động thì chế độ Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa góp phần đảm bảo quyền và lợi ích cá nhân, tạo cho họ một khoản thu nhập để trang trải trong trường hợp khi không may xảy ra rủi ro, từ đó giúp họ phần nào ổn định đời sống của bản thân và gia đình mình. Còn đối với người sử dụng lao động tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội thì có ý nghĩa giúp họ có thể dàn trải những khoản tiền lớn mà họ không muốn bỏ ra cùng một lúc trong trường hợp người lao động họ gặp những rủi ro hàng loạt. Bên cạnh đó người sử dụng lao động thấy khi tham gia Bảo hiểm xã hội họ có lợi và được bảo vệ, việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và có thể tránh được những mâu thuẫn giữa chủ-thợ.

Mặt khác Bảo hiểm xã hội còn là trung gian gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người sử dụng lao động với nhà nước.

Như vậy ta thấy rằng Bảo hiểm xã hội đã trở thành một chính sách xã hội quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, nó góp phần đảm bảo an toàn đời sống của cán bộ công chức, người lao động, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

bảo hiểm xã hội

Chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì? 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau:

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

Ngoài các chế độ đã kể trên, thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì còn có bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Một số giải đáp thắc mắc về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bao nhiêu phần trăm?

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức đóng Bảo hiểm xã hội được chia vào các quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

  Tổng mức đóng Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp là 21,5% trên cơ sở lương đóng Bảo hiểm xã hội và người lao động sẽ đóng 10,5%. Trong trường hợp mà doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ lao đông thương binh và xã hội thì mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp là 0,3%, tổng mức đóng sẽ là 21,3% thay vì 21,5 %.

Mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện do người lao động lựa chọn, tuy nhiên mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp luật và theo mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội mà người lao động đã lựa chọn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2014 thì t mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động được quy định như sau:

Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

Mức thu nhập tháng được làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Bảo hiểm xã hội để làm gì? 

Bảo hiểm xa hội được dùng để bảo đảm thay thế hoặc để bù đắp một phần thu nhập nào đó của người lao động khi mà họ bị giảm hoặc mất thu nhập do việc ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hay hết tuổi lao động hoặc chết.

Bảo hiểm xã hội 2021 có gì thay đổi?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bảo hiểm xã hội 2021 có những thay đổi sau đây:

Thứ nhất: Có sự thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu với đối tượng Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Thứ hai: Có sự thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu với các đối tượng suy giảm khả năng lao động;

Thứ ba: Có sự thay đổi về mức hưởng lương hưu.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here