Doanh nghiệp bảo hiểm – những quy định bạn cần nắm vững

0
1206
5/5 - (5 bình chọn)

Doanh nghiệp bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, hay doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm các doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Dù là bất cứ quy mô nào, hay bất cứ loại hình doanh nghiệp bảo hiểm nào thì mỗi doanh nghiệp đều phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm theo đúng quy định của hợp đồng và quy định pháp luật. Trong lĩnh vực bảo hiểm này, đảm bảo về quyền lợi, bảo vệ sức khỏe cho những người tham gia là quyền và nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp. Sau đây là nội dung mà Công ty Luật TNHH Everest sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các bạn.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?

Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2019.

Doanh nghiệp bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, hay bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm các doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các doanh nghiệp này là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và đi vào hoạt động. Đặc biệt, phải hoạt động và làm việc theo đúng các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của các pháp luật có liên quan để hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm theo đúng các quy trình và thủ tục.

Căn cứ theo Điều 59 Luật KDBH quy định các loại hình doanh nghiệphiện nay được pháp luật quy định và Nhà nước cho phép hoạt động bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước. Các công ty cổ phần kinh doanh bảo hiểm. Các tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm liên doanh. Doanh nghiệp bảo hiểm có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.
Riêng đối với những công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hay có yếu tố nước ngoài thì theo quy định của các luật quốc tế thì vẫn cho các doanh nghiệp này ghi tên doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước

Đây là doanh nghiệp do chính Nhà nước thành lập, bỏ vốn để đầu tư và thực hiện công tác quản lí với tư cách pháp nhân và Nhà nước đồng thời là người chủ sở hữu doanh nghiệp này. Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước vẫn được xem là một pháp nhân có các hoạt động kinh tế và hoạt động kinh doanh phải tuân thủ đúng theo pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật giống như các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp này mặc dù Nhà nước đầu tư vốn nhưng vẫn phải hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật giống như các doanh nghiệp khác.

Công ty cổ phần bảo hiểm

Công ty cổ phần nói chung và công ty cổ phần bảo hiểm nói riêng đều là doanh nghiệp mà khi hoạt động thì vốn điều lệ của công ty sẽ được chia thành nhiều phần bằng. Những phần vốn này gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức khi sở hữu cổ phần của doanh nghiệp này thường được gọi là cổ đông và phải có trách nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, tiền lỗ, chi phí liên quan khác… và các nghĩa vụ đối với tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần bảo hiểm là loại doanh nghiệp mà các cổ đông khi tham gia đóng góp vốn để phát triển công ty sẽ thông qua hình thức sau: phát hành các cổ phiếu, trái phiếu và có trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, cùng nhau quản lý và phát triển doanh nghiệp, chia lợi nhuận và cùng phải chịu lỗ tương ứng với số vốn của mình góp.

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ chính là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Tổ chức này được thành lập và hoạt động để kinh doanh bảo hiểm. Mục đích kinh doanh của tổ chức này chính là hỗ trợ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên có trong tổ chức bảo hiểm. Thành viên trong tổ chức bảo hiểm tương trợ chủ yếu là các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam cùng hoạt động trong một ngành nghề, một lĩnh vực hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có nguy cơ sẽ gặp cùng loại rủi ro.

Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh

Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở góp vốn của các bên. Các bên góp vốn cho doanh nghiệp này có thể là trong nước và ngoài nước. Cụ thể, bên góp vốn của doanh nghiệp này có thể một bên là của bên Việt Nam và một bên là của nước ngoài. Việc nắm giữ các vị trí cổ đông, vị trí quản lý sẽ phụ thuộc vào mức vốn góp của các bên trong doanh nghiệp.
Các thành viên trong doanh nghiệp sẽ cùng hưởng lợi nhuận và cùng phải chịu trách nhiệm cũng như chịu thua lỗ tương ứng mức vốn góp.

Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp được nước ngoài góp vốn điều lệ để kinh doanh và hoạt động. Vốn đầu tư nước ngoài khi đóng góp vào doanh nghiệp  theo quy định phải có vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định. Doanh nghiệp này phải có các loại hình doanh nghiệp, các điều khoản, điều lệ công ty đối với doanh nghiệp,… phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm này bao gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ,…

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

Nội dung hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm:
(i) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh nước ngoài đặt tại Việt Nam chỉ được phép hoạt động và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam ta.
(ii) Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sẽ không được phép kinh doanh các sản phẩm hay các nghiệp vụ của bảo hiểm phi nhân thọ. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ sẽ không được phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
(iii) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ được nhà nước cho phép kinh doanh các gói sản phẩm và thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến sức khỏe.
(iv) Các chi nhánh bảo hiểm nước ngoài đặt tại Việt Nam chỉ được pháp luật cho phép kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm và thực hiện các nghiệp vụ mà doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh. Các sản phẩm này phải tuân thủ đúng quy định của nước nơi doanh nghiệp đang đóng trụ sở chính.

Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm

Kinh doanh tái bảo hiểm chính là hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi, phát huy lợi nhuận. Các doanh nghiệp này sẽ được nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác. Hoạt động nhận phí bảo hiểm từ doanh nghiệp khác chính là để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm cho bên đã nhận bảo hiểm. Hoạt động này chính là hỗ trợ, và giúp đỡ các doanh nghiệp và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của hai bên doanh nghiệp.

Những thay đổi của doanh nghiệp bảo hiểm phải được chấp thuận

Những thay đổi sau đây của doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:
Khi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đổi tên doanh nghiệp, thay đổi về số vốn điều lệ. Khi các doanh nghiệp muốn mở thêm chi nhánh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh của chi nhánh, thay đổi văn phòng đại diện. Khi các doanh nghiệp muốn thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của mình hay chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Khi doanh nghiệp mong muốn chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, phạm vi hoạt động và thời hạn hoạt động. Ngoài ra, khi doanh nghiệp muốn thay đổi cổ đông như thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, cũng phải thông báo cho Bộ tài chính. Khi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm muốn thực hiện các chính sách như:
Chia tách, hợp nhất, giải thể, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài cũng phải tuân thủ theo quy định pháp luật.

Khuyến nghị công ty Luật TNHH Everest 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục địch nghiên Cứu khoa học hoặc phố biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhàm mục địch thuơng mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó chỉ có thể là quan điểm cá nhân của nguời viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vẫn đề có liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư ván pháp luật: 1900 6198,Emai: info@everest.org.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here