Hiểu về mã cơ quan bảo hiểm xã hội

0
725
Đánh giá post

Mỗi người dân tham gia BHXH đều được cấp một mã số nhất định, cũng như mỗi cơ quan đều có mã cơ quan bảo hiểm xã hội riêng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về nó một cách tường tận nhất nhé !

Mã cơ quan bảo hiểm xã hội

Mã cơ quan bảo hiểm xã hội

1.1 Mã cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? 

Đối với mỗi doanh nghiệp, đều được cấp một mã nhất định chính là mã số doanh nghiệp mã số này vừa là mã số thuế, vừa là mã số bảo hiểm xã hội của của doanh nghiệp. 

Mã số này tồn tại xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được nhượng lại cho bất kì tổ chức nào khác. Chỉ đến khi doanh nghiệp không còn hoạt động thì mã số sẽ chấm dứt hiệu lực. 

Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi và nhận tự động trên hệ thống thông tin quốc gia. 

Mã số doanh nghiệp, được sử dụng làm mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mã doanh nghiệp đồng thời là mã tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định thì mã doanh nghiệp chỉ đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

1.2 Tra cứu mã cơ quan bảo hiểm xã hội

Đầu tiên, để tra cứu cơ quan BHXH trên website, cần thực hiện đầy đủ các bước sau: 

  • Mở trình duyệt trên điện thoại hoặc PC, truy cập vào đường link của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
  • Tiếp đến chọn khu vực mà mình muốn tra cứu cơ quan

Thứ hai, tra cứu trên ứng dụng VSSID: 

  • Trước khi có thể tra cứu, bạn phải có thẻ BHYT hoặc BHXH
  • Tải ứng dụng về trên điện thoại hay máy tính cá nhân
  • Mở ứng dụng VSSID, tiến hành đăng nhập và bắt đầu tra cứu
  • Cho phép ứng dụng truy cập vị trí để tìm cơ quan dễ hơn nhé

Thứ ba, xem mã số có in sẵn trên thẻ bảo hiểm y tế cá nhân

  • 10 ký tự cuối trên thẻ bảo hiểm y tế chính là mã số định danh cá nhân của người tham gia bảo hiểm. Mỗi người đều có một mã số riêng biệt. 

Thứ tư, xem trên bìa cuốn sổ bảo hiểm xã hội cá nhân

  • Theo qui định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 thì người lao động có trách nhiệm tự bảo quản sổ bảo hiểm cá nhân. 
  • Hãy xem ngay trên bìa sổ, thông tin và mã số sẽ được in ở trang bìa, đây là các dễ  dàng nhất để tra cứu

Khi bạn quên mất mã số BHXH cá nhân thì phải làm sao? 

Mã số BHXH là số định danh cá nhân nhất định của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH theo qui định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH. 

Người lao động không nhớ mã số BHXH trong vài trường hợp sẽ rất bất lợi hoặc gặp khó khăn: 

  • Không thể truy cập ứng dụng VSSID
  • Không thể điền và hoàn thành hồ sơ
  • Không thể tra cứu thông tin về BHXH cá nhân

Hãy cùng thực hiện theo các bước sau đây để có thể giải quyết được vấn đề nhé

Đầu tiên, truy cập vào hệ thồng cổng thông tin điện tử BHXH VN thực hiện tra cứu trực tuyến

  • Nhập đầy đủ thông tin cá nhân và tiến hành tra cứu

Thứ hai, tra cứu thông qua thẻ BHYT, vì mã bảo hiểm xã hội cũng chính là 10 số cuối của mã BHYT. 

Mã cơ quan bảo hiểm xã hội

Quy định của pháp luật về cơ quan bảo hiểm xã hội

Về mặt pháp lý: Theo luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 89/2020/NĐ-CP. 

Tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 qui định: 

  • Chính phủ thống nhất việc quản lý nhà nước về BHXH. 
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 
  • Bộ và các cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. 
  • BHXH Việt Nam tham gia và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh, thực hiện các quản lý thu chi, bảo toàn và phát triển cân đối Quỹ BHXH.
  • Về vị trí và các chức năng của cơ quan quản lý:

Theo Điều 1 Nghị định 89/2020/NĐ-CP: 

Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động BHXH là một quá trình từ xây dựng đến ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến những chế độ, chính sách pháo luật; tổ chức chiến lược. 

Mã cơ quan bảo hiểm xã hội

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here