Chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội được cập nhật mới nhất

0
898
Đánh giá post

Bảo hiểm xã hội mà người lao động đóng trong thời gian làm việc chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm. Vậy để hưởng chế độ ốm đau này, người lao động phải đáp ứng các điều kiện gì, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây. 

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

chế độ nghỉ ốm

Điều kiện hưởng chế độ nghỉ ốm

– NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ hay điều trị thương tật, bệnh tật tái phát bởi TNLĐ, BNN mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.

– NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

– Nữ lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con và thuộc một trong các trường hợp trên.

Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Điều 3:

– NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc vì tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy trong Danh mục ban hành ở Nghị định số 82/2013/NĐ-CP  ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

– NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, BNN.

– NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo pháp luật lao động quy định; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định.

Đối tượng hưởng chế độ nghỉ ốm

chế độ nghỉ ốm

Thứ nhất, NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là điều trị thương tật hoặc tai nạn lao động, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền mà Bộ Y tế quy định.

Thứ hai, NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thứ ba, nữ lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con và thuộc một trong hai trường hợp trên.

Không giải quyết chế độ ốm đau với các đối tượng dưới  đây:

– NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc vì tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

– NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, BNN.

– NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương pháp luật lao động quy định; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định.

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm khi người lao động bị ốm đau bệnh tật hoặc khi con ốm đau:

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm như sau: 

Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% x Số ngày nghỉ việc

Trong đó: 

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 như sau:

* Đối với người lao động:

– Nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì:

+ Được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15

năm;

+ Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Được hưởng 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

– Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm

việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì:

+ Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

+ Được hưởng 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Được hưởng 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

* Đối với trường hợp có con ốm đau

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:

Mức hưởng chế độ nghỉ ốm như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

  1. a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng

chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

+ Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

  1. b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc X Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) X Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 

Trong đó:

– Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a nêu trên

– Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Thủ tục tiến hành để hưởng chế độ nghỉ ốm

chế độ nghỉ ốm

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

  1. người lao động: lập hồ sơ theo quy định tại mục và nộp cho đơn vị sử dụng lao động.
  2. Đơn vị sử dụng lao động: tiếp nhận hồ sơ từ người lao động; lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.

Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Bước 3. Nhận kết quả

  1. Đơn vị sử dụng lao động: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.
  2. người lao động: nhận tiền trợ cấp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here