Công thức tính tuổi nghỉ hưu trong excel

0
974
Đánh giá post

Cách tính tuổi nghỉ hưu cho người lao động theo quy định mới nhất là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và trong điều kiện nguy hiểm.

Quy định về tuổi nghỉ hưu của nam, nữ

Trong điều kiện lao động bình thường

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường được quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động là nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động là nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Quy định trên thì được hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, cụ thể được quy định như sau:

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được quy định tại khoản 1 Điều này cụ thể như sau:

Năm 2021: Lao động năm 60 tuổi 3 tháng, lao động nữ 55 tuổi 4 tháng

Năm 2022: Lao động nam từ 60 tuổi 6 tháng, lao động nữ 55 tuổi 8 tháng

Năm 2023 : Lao động nam 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ 56 tuổi

Năm 2024 : Lao động nam từ 61 tuổi, lao động nữ 56 tuổi 4 tháng

Năm 2025 : Lao động nam 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng

Năm 2026 : Lao động nam 61 tuổi 6 tháng,lao động nữ 57 tuổi

Năm 2027 :Lao động nam 61 tuổi 9 tháng , lao động nữ 57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi: Lao động nam từ 62 tuổi, lao động nữ từ 57 tuổi 8 tháng

 Đối với lao động nữ:

Năm 2029: Từ 58 tuổi

Năm 2030: Từ 58 tuổi 4 tháng

Năm 2031:Từ 58 tuổi 8 tháng

Năm 2032:Từ 59 tuổi

Năm 2033:Từ 59 tuổi 4 tháng

Năm 2034: Từ 59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi: Từ 60 tuổi

Trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 169 của Bộ Luật Lao động năm 2019 và điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì đối với người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt là các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu. Như vậy ta thấy rằng pháp luật lao động hiện hành không quy định bắt buộc người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Tuy nhiên cũng tại điều 35 và điều 36 của Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điều 169 của Bộ Luật Lao động năm 2019.

Cách tính tuổi nghỉ hưu trong excel hiệu quả

Trong quá trình tính tuổi dựa vào ngày sinh xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tính tuổi thông thường bằng cách lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh.

Bước 1: Tại ô cần tính tuổi nhập công thức sau: =YEAR(TODAY()-YEAR(D6))

Bước 2: Thực hiện nhấn Enter được kết quả

Bước 3: Sao chép công thức cho các giá trị còn lại ta được kết quả:

Trường hợp 2: Tính số tuổi với điều kiện đủ 365 ngày mới được tính 1 tuổi.

Bước 1: Tại ô cần tính nhập công thức sau: =DATEDIF(D6,TODAY(),”Y”)

Bước 2: Thực hiện nhấn Enter được kết quả

Bước 3: Sao chép công thức cho các giá trị còn lại ta được kết quả.  

Trường hợp 3: Tính tuổi đủ cả số năm, số tháng và số ngày dư khi chưa đủ 1 năm.

Bước 1: Tại ô cần tính ta nhập công thức sau: =DATEDIF(D6,TODAY(),”y”)& ” tuổi ” &DATEDIF(D6,TODAY(),”ym”)&” tháng “&DATEDIF(D6,TODAY(),”md”)&” ngày”

Bước 2: Thực hiện nhấn Enter được kết quả

Bước 3: Sao chép công thức cho các giá trị còn lại ta được kết quả

Mức hưởng lương hưu đối với NLĐ tính tuổi nghỉ hưu

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

– Đối với lao động nam:

+ Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%)

+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ:

– Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.

– Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here