Thay đổi về tuổi nghỉ hưu của giáo viên theo quy định mới nhất

0
912
Đánh giá post

Từ khi Nghị định 135/2020/ND-CP có hiệu lực, tuổi nghỉ hưu của giáo viên có sự thay đổi. Vậy trong quy định mới, tuổi nghỉ hữu của giáo viên là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên

tuổi nghỉ hưu của giáo viên

Thay đổi về tuổi nghỉ hưu của giáo viên so với luật cũ

Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 18/11/2020, quy định về tuổi nghỉ hưu, đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu nói chung và độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên, người công tác trong ngành giáo dục nói riêng, tăng lên. 

Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường vào năm 2021 là: Giáo viên nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028, 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Từ năm 2021 tuổi hưu của giáo viên tăng 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2021 sẽ tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ so với tuổi nghỉ hưu hiện hành.

Quy định hiện hành về tuổi nghỉ hưu của giáo viên

Căn cứ Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường vào năm 2021 là:

Giáo viên nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028, 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Do đó, sang đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

Giáo viên nam: Từ đủ 60 tuổi 6 tháng (Tăng 3 tháng so với năm 2021).

Giáo viên nữ: Từ đủ 55 tuổi 8 tháng (Tăng 4 tháng so với năm 2021).

Giáo viên có thể về hưu trước tuổi nếu: Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021. Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi quy định nêu trên.

Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% được về hưu khi đủ 55 tuổi 3 tháng với nam và 50 tuổi 4 tháng với nữ; tuổi nghỉ hưu được tính là đủ 50 tuổi 3 tháng với nam, 45 tuổi 4 tháng với nữ trong trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên,. 

Tìm hiểu thêm về bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Mức hưởng khi đến tuổi nghỉ hưu của giáo viên

tuổi nghỉ hưu của giáo viên

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 54 được sửa đổi bởi Bộ luật Lao động 2019 điểm a khoản 1 Điều 219 quy định, người giáo viên nữ đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì đủ điều kiện được hưởng lương hưu.

Theo đó, tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 56, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  1. a) giáo viên nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
  2. b) giáo viên nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này sẽ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lương hưu của giáo viên nữ đủ điều kiện về hưu năm 2023 được tính:

– Giáo viên nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu của người lao động được tính thêm 2%.

Vì vậy, giáo viên nữ thỏa mãn đủ điều kiện về hưu năm 2022, và đóng đủ 25 năm bảo hiểm xã hội sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ bằng 65% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Kể từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu sẽ không thay đổi nữa. Như vậy, giáo viên nữ cần đóng tối thiểu 15 năm và giáo viên nam cần đóng tối thiểu 20 năm.

Cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa:

Số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa = (Số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu) + 15

Như vậy, giáo viên nam đóng đủ 35 năm bảo hiểm xã hội, và thỏa mãn đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, đây là tỷ lệ tối đa. Còn đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa đối với giáo viên nữ,.

Trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó thì giảm 2% cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.

tuổi nghỉ hưu của giáo viên

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here