Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu, trong bao nhiêu năm?

0
965
Đánh giá post

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là một nội dung không thể thiếu trong lao động, cả người sử dụng lao động, người lao động đều phải tham gia. Vậy đóng bảo hiểm xã hội là đóng bao nhiêu, đóng bao nhiêu năm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới dưới đây.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng đối với người lao động

Tỷ lệ mức lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021, người sử dụng lao động được giảm mức đóng bảo hiểm xã hội từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20% 10.5%
Tổng cộng 30.5%

Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 30 tháng 6 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20.5% 10.5%
Tổng cộng 31%

 

Mức đóng đối với người nước ngoài

đóng bảo hiểm xã hội

Tỷ lệ mức lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0% 3% 1.5%
6% 1.5%
Tổng cộng 7.5%

Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 30 tháng 6 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0.5% 3% 1.5%
6.5% 1.5%
Tổng cộng 8%

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc với người lao động là người nước ngoài năm 2022

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động nước ngoài sẽ được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được lấy bảo hiểm xã hội 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
  • Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
  • Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Do đó, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.

Giải đáp một số thắc mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội

Nộp tiền bảo hiểm xã hội qua internet banking được không?

Cá nhân, doanh nghiệp nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội qua internet banking bằng hình thức chuyển khoản vào Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản ngân hàng  của cơ quan bảo hiểm có tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội. Hiện nay cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã mở các tài khoản để phục vụ cho việc nộp tiền BHXH tại rất nhiều ngân hàng như: Ngân hàng ngoại thương Vietcombank Ngân hàng Công thương Vietinbank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV Ngân hàng Liên Việt,…  Lựa chọn nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội trực tiếp vào ngân hàng nào tùy thuộc vào ngân hàng bạn đã chọn để mở sao cho thuận tiện nhất. Để được tư vấn việc nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội online qua dịch vụ internet banking, bạn liên hệ với ngân hàng nơi mở tài khoản để được hỗ trợ tư vấn chi tiết. 

Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu năm?

đóng bảo hiểm xã hội

Theo Điều 56 và 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bắt đầu từ năm 2022 số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu có sự thay đổi.

Cụ thể, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45%, lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 nămi, tăng thêm 1 năm so với quy định cũ là 19 năm. Sau đó, mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% khi thêm 1 năm đóng bảo hiểm xã hội và mức tối đa bằng 75%. 

Như vậy, muốn hưởng tỉ lệ tối đa 75%, lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 35 năm, tăng thêm 1 năm so với năm 2021. 

Đối với lao động nữ, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tương tự với lao động nam, sau đó mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75% với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội. 

Để hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần tham gia đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính tỉ lệ này năm 2022 không có sự thay đổi so với năm 2021 nên mức hưởng lương hưu năm 2022 của lao động nữ vẫn được tính như năm 2021.

Về tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2022 cũng có sự thay đổi. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là từ đủ 60 tuổi 6 tháng, tăng 3 tháng so với năm 2021. Lao động nữ từ đủ 55 tuổi 8 tháng, tăng 4 tháng so với năm 2021.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here