Mất khả năng thanh toán – nguy cơ lớn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm

0
1173
công ty bảo hiểm prudential
Đánh giá post

Khả năng thanh toán đang là vấn đề lớn, đem lại nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc mất khả năng thanh toán dẫn tới nguy cơ cao khiến doanh nghiệp phá sản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc kiến thức khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Mất khả năng thanh toán - nguy cơ lớn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật bảo hiểm, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khả năng thanh toán là gì?

Khả năng thanh toán là năng lực tài chính mà doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Một doanh nghiệp có năng lực tài chính và khả năng chi trả những khoản nợ của doanh nghiệp là doanh nghiệp có khả năng thanh toán.

Một doanh nghiệp gặp vấn đề tài chính và mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán thấp. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ thì nguy cơ cao các doanh nghiệp đó sẽ phá sản

Thước đo khả năng thanh toán là lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ của doanh nghiệp.

Tìm hiểu ngay các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp bảo hiểm

Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán

Việc báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán được quy định tại điều 78 luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, theo đó: 

Khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nếu thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ cao mất khả năng thanh toán

Doanh nghiệp bảo hiểm  phải báo cáo Bộ tài chính nguyên nhân nguy cơ mất khả năng thanh toán, thực trạng tài chính và biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán 

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán

(i) Căn cứ điều 78 luật luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000: Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phải báo cáo cho Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.

(ii) Các biện pháp mà doanh nghiệp phải thực hiện nếu có nguy cơ mất khả năng thanh toán: 

– Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính, thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận

– Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.

(iii) Khôi phục khả năng thanh toán:

– Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp phải chủ động thực hiện biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán,  báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán, phương án khôi phục.

–  Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khôi phục khả năng thanh toán khi doanh nghiệp không thể tự khôi phục khả năng thanh toán gồm những biện pháp sau:

+ Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

+ Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu

+ Tái bảo hiểm, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động, thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; 

+ Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp

+  Biện pháp khác.

Trong trường hợp doanh nghiệp không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Tham khảo thêm: Đại lý bảo hiểm

Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán

Theo Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010):

(i) Nếu doanh nghiệp không khôi phục được khả năng thanh toán theo phương án đã chấp thuận thì Bộ Tài chính ra quyết định thành lập ban kiểm soát khả năng thanh toán.

(ii) Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát khả năng thanh toán : 

Giám sát, chỉ đạo  triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục

Thông báo cho cơ quan nhà nước về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện

Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 

Đình chỉ  hoạt động doanh nghiệp có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán

Yêu cầu doanh nghiệp chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác

Tạm đình chỉ quyền quản trị; yêu cầu doanh nghiệp thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu cần thiết

Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng thanh toán đã được chấp thuận

Kiến nghị  Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục

Báo cáo Bộ Tài chính việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

(iv) Doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát khả năng thanh toán.

Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán

Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ chấm dứt trong các trường hợp nhất định theo luật định.

Căn cứ  khoản 1 điều 81 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong những trường hợp:

Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán

Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường

Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán

Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản

Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan về Luật bảo hiểm

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here