Không đóng bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng gì không?

0
944
Đánh giá post

Bảo hiểm xã hội không phải là từ ngữ quá xa lạ đối với người dân, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng nghĩa của nó. Hiện nay, các nội dung về bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và kèm theo các văn bản hướng dẫn khác. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về nó dưới bài viết này nhé!

không đóng bảo hiểm xã hội

Trường hợp người lao động không đóng bảo hiểm xã hội

Theo qui định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng phải đóng BHXH; 

  • Người lao động ký hợp đồng dưới 01 tháng
  • Người lao động trong thời gian thử việc
  • Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày mà không phải do ốm đau hay thai sản theo qui định
  • Người lao động giao kết hợp đồng qua lời nói
  • Người lao động bán thời gian có mức lương làm việc thấp hơn mức lương tối thiểu

Khi tham gia BHXH mang đến nhiều lợi ích cho người lao động. Với mức phí đóng BHXH thấp, người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí, thai sản ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay tử tuất. 

không đóng bảo hiểm xã hội

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị phạt?

Theo qui định tại khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, các tổ chức có thẩm quyền xem xét quyết định, hành vi có căn cứ cho rằng quyết định và hành vi đó là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Vì thế, nên khi phát hiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình, hãy thực hiện những việc dưới đây: 

Đầu tiên, nộp đơn khiếu nại Ban Giám Đốc công ty, nếu không có kết quả thì khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội. 

Thứ hai, sau khi hành động đầu tiên bất khả thi, khởi kiện đến Tòa ánh nhân dân. Người dân khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm với các vấn đề: 

  • Không đồng ý với những quyết định giải quyết khiếu nại; 
  • Hòa giải không thành công
  • Hết thời gain mà không giải quyết được khiếu nại, hòa giải
  • Công ty vẫn không đóng tiền bảo hiểm 

Các mức phạt khi công ty không đóng BHXH cho nhân viên: 

Theo Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP qui định: Phạt tiền từ 18 đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải: 

  • Truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, chậm đóng đối với hành vi vi phạm qui định tại khoản 1 2 3 điều này
  • Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc, chậm đóng theo lãi suất của hoạt đồng Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm qui định tại khoản 2 3 điều này. 

Truy cứu trách nhiệm hình sự với các cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH có thể bị xử phạt nặng. Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động qui định. 

Người vi phạm có thể bị phạt đến một tỷ đồng hoặc ờ tù đến 7 năm, cùng với đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. 

Đối với pháp nhân thương mại, nếu vi phạm quy định này còn có thể bị xử phạt từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng. 

không đóng bảo hiểm xã hội

Thỏa thuận không đóng BHXH 

3.1. Có thể thỏa thuận không đóng BHXH không? 

Theo điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng bắt buộc đóng BHXH sẽ bị xử phạt theo điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP: 

Phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức qui định.

Phạt từ 12 đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc. 

Đồng thời doanh nghiệp phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất dầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước tính trên số tiền, thời gian không đóng. 

3.2. Bản cam kết không tham gia BHXH

Theo quy định của pháp luật, khi tham gia lao động thì người lao động có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, người lao động viết bản cam kết không muốn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng nếu công ty, doanh nghiệp chấp nhận và vẫn giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó là trái với quy định của pháp luật. 

không đóng bảo hiểm xã hội

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here